Ozzie Nguyen
Một thời binh lửa
Dấu ấn trong từng thước phim, từng bản nhạc và những câu chuyện bây giờ mới kể về họ - người lính miền Nam
Sunday, April 26, 2015
Tuesday, April 21, 2015
Chuẩn tướng Lê Văn Hưng - Tư lệnh Phó Quân đoàn 4 QLVNCH, huyền thoại An Lộc
Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh Phó Quân đoàn 4/Quân khu 4 sinh năm 1933, xuất thân khóa 5 Sỹ quan Trừ bị Thủ Đức, mãn khóa vào tháng 1 năm 1955. Sau khi ra trường, ông đã có một khoảng thời gian dài tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Tây và trải qua nhiều chức vụ chỉ huy từ cấp đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn thuộc Sư đoàn 21 Bộ Binh. Năm 1966, ông giữ chức vụ Tiểu đoàn Trưởng Tiều đoàn 2 Trung đoàn 31 Bộ Binh với cấp bậc Thiếu tá. Cũng trong năm này ông được phóng viên chiến trường vinh danh là 1 trong 5 Ngũ hổ U Minh Thượng trong đó có: Thiếu tá Nguyễn Văn Huy, Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 44 Biệt Động Quân, Thiếu tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 42 Biệt Động Quân; Đại úy Vương Văn Trổ, Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 3/33 Bộ Binh; Đại úy Hồ Ngọc Cẩn, Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 1/33 Bộ Binh. Ông là một sỹ quan can trường, khả năng tác chiến cao, giỏi lãnh đạo chỉ huy và rất yêu thương binh sỹ dưới quyền.
Năm 1968, ông giữ chức vụ Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 31 Bộ Binh với cấp bậc Trung tá. Ở chức vụ này ông đã chỉ huy Trung đoàn 31 lập nhiều chiến công tại chiến trường Hậu Giang và ông được vinh thăng cấp bậc Đại tá. Giữa tháng 6 năm 1971 ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh ở Quân khu 3. 9 tháng sau ông được vinh thăng Chuẩn tướng và tiếp tục giữ chức vụ này đến ngày 3 tháng 9 năm 1972. Một năm sau Tướng Hưng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ Binh. Suốt 20 năm chiến đấu trên chiến trường miền Đông Nam Phần, Sư đoàn 5 dưới sự chỉ huy của Tướng Hưng đã tham dự nhiều cuộc hành quân quy mô, lập nhiều chiến công lớn. Vào mùa hè đỏ lửa 1972 đã ghi danh Tướng Hưng cùng những chiến tích oai hùng của Sư đoàn 5 và các đơn vị Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Biệt Cách Dù, các đơn vị tăng viện giữ vững An Lộc.
Ngày 4 tháng 4 năm 1972 trận chiến tại Bình Long mở màn, CSBV tung một trung đoàn tấn công một chi đội chiến xa tăng phái cho Trung đoàn 9 Bộ Binh rút về tăng cường cho Lộc Ninh. Ngày 5 tháng 4 năm 1972 địch đã mở màn trận tấn công bằng trận địa pháo và tung bộ binh, thiết giáp tấn công cường tập. Tuy nhiên trưa cùng ngày, CS bị đẩy lùi. Ngày 6 tháng 4 năm 1972, CS mở đợt tấn công mới với sự yểm trợ của một tiểu đoàn chiến xa T54 với khoảng 30 chiếc. Trước tình hình đó, Trung tướng Nguyễn Văn Minh Tư lệnh Quân đoàn 3 đã khởi động kế hoạch bảo vệ An Lộc. Ngày 7 tháng 4 năm 1972, Bộ Tổng tham mưu đã điều động Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tăng viện cho Sư đoàn 5 Bộ Binh. Sau hơn 2 tháng tử chiến với CSBV dưới quyền tổng chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng lực lượng VNCH đã giữ vững được An Lộc và sau đó đã khởi động các cuộc tấn công giải tỏa áp lực địch ở các khu vực phụ cận thị xã.
Trong những giờ phút căng thẳng nhất của cuộc chiến, ông đã nêu gương sáng cho các sỹ quan thuộc quyền về phong cách chỉ huy. Giữa tháng 6 năm 1972 trong một lần tác nghiệp viết bài, nhóm phóng viên từ Sài Gòn đã đến Bộ Tư lệnh Hành quân của Tướng Hưng. Qua tiếp xúc với vị Tư lệnh mặt trận An Lộc, một phóng viên đã viết: "Bước vào lối đi nhỏ hẹp, đó là con đường dẫn xuống trung tâm hành quân của Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh mặt trận Bình Long. Căn hầm tù mù, một ngọn đèn duy nhất chừng 45 nến chỉ mang lại một chút ánh sáng vàng vọt, không đọc được bức thư. Sau này, chúng tôi được biết Tướng Hưng chuẩn bị cho những ngày phong tỏa kéo dài, ông có ba máy phát điện riêng nhưng nhất quyết chỉ sử dụng một máy mà công suất chỉ đủ dùng cho hệ thống siêu tần số và các máy liên lạc, còn thừa lại là ánh điện mờ trong hầm chỉ huy.
Tướng Hưng tự hạn chế mọi tiện nghi riêng cho sự sống còn của Bình Long. Nếu không còn mạch điện cung cấp cho hệ thống liên lạc thì An Lộc sẽ thất thủ tức khắc. Ngoài căn hầm trung tâm hành quân Tướng Hưng còn lại một căn hầm nhỏ dành riêng cho ông và nơi này chỉ được thắp sáng khi cần, bằng pin và ánh đèn xe đạp. Tướng Hưng chỉ sử dụng một máy phát điện, hai máy còn lại phải phòng hờ cho trường hợp máy đang phát bị trúng đạn pháo kích. Hơn nữa mức dự trữ nhiên liệu chỉ đủ thời gian cho một tuần lễ. Theo yêu cầu của Tướng Hưng, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 có thả dù các phuy xăng nhưng trong 10 thùng khi chạm đất thì phát nổ đến 9 thùng. Có những ngày Tướng Hưng phải ra lệnh đi mót xăng từ các xe cộ nằm rải rác trong thành phố. Nhiều người đã chết trong công tác tầm thường này, nhưng chính là sự hy sinh đầy ý nghĩa cho sự đứng vững của An Lộc trong hơn 2 tháng trời khói lửa.
Trong trung tâm hành quân tù mù, Đại úy Quý, sỹ quan báo chí Sư đoàn 5 Bộ Binh, trình diện Tướng Hưng, với nụ cười hiền từ ông băt tay mọi người và khất hẹn đến sau phiên họp hành quân sẽ để phóng viên phỏng vấn. Căn hầm Tướng Hưng rất hẹp so với số người chen chúc làm việc, kích thước chỉ chừng 4 x 10m, tất cả bộ tham mưu của ông làm việc dưới này và không một ai có quân phục đàng hoàng, không mặc áo thun thì cũng mình trần. Vào buổi chiều, Tướng Hưng ra khỏi hầm để nhóm phong viên thực hiện một "show" dã chiến, anh em nhận rõ khuôn mặt gày gò rất có nét của ông. Điểm đặc biệt là làn da ông trắng xanh hơn sau hai tháng trời làm việc dưới hầm, tránh các trận pháo kích kinh hoàng mà có lúc đã lên tới 7500 trái mỗi ngày. Trong cuộc phỏng vấn, Tướng Hưng thay vì nói với mình đã chỉ đặc biệt để cao tinh thần chiến đấu của các chiến sỹ thuộc mọi quân binh chủng đã giữ vững An Lộc và tình cảnh bi đát của mấy chục ngàn đồng bào kẹt giữa vùng lửa đạn Bình Long ". (Biên soạn dựa theo tài liệu của Khối Quân Sử Phòng 5/Bộ Tổng tham mưu/Quân lực VNCH, bài viết của nhóm phóng viên chiến trường được phổ biến năm 1972, lời kể của phu nhân cố Thiếu tướng Lê Văn Hưng)
Đầu tháng 9 năm 1972, Tướng Hưng được cử giữ chức Tư lệnh Phó Quân khu 3, đặc trách chỉ huy lực lượng đặc nhiệm phản ứng cấp thời. Một năm sau ông trở lại Sư đoàn 21 Bộ Binh với chức vụ Tư lệnh Sư đoàn. Trong năm 1974, Tướng Hưng đã điều động các đơn vị trực thuộc mở những cuộc hành quân đánh bật CSBV tại chiến trường Hậu Giang. Cuối tháng 10 năm 1974 Tướng Hưng bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ Binh cho Đại tá Mạch Văn Trường, nguyên Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 8 Bộ Binh tại chiến trường An Lộc 1972, để về Cần Thơ giữ chức Tư lệnh Phó Quân đoàn 4. Tối ngày 30/4/1975 tại Văn phòng riêng ở Bộ Chỉ huy Quân đoàn 4 (đồng thời là nơi gia đình Tướng Hưng tạm cư trú) sau khi nói lời từ giã với gia định và tất cả quân sỹ bảo vệ Bộ chỉ huy ông đã quay vào văn phòng, khóa chặt cửa vả tự sát bằng súng lục. Lúc đó là 8h45' tối.
Chuẩn tướng Hưng đã thành thần đúng như dân gian thường nói về những vị dũng tướng "sinh vi tướng, tử vi thần". Ông đã sống một cuộc đời uy dũng qua nhiều giai thoại.
(Bài viết được phân tích và tồng hợp từ nhiều nguồn tài liệu)
Ozzie Nguyen
Năm 1968, ông giữ chức vụ Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 31 Bộ Binh với cấp bậc Trung tá. Ở chức vụ này ông đã chỉ huy Trung đoàn 31 lập nhiều chiến công tại chiến trường Hậu Giang và ông được vinh thăng cấp bậc Đại tá. Giữa tháng 6 năm 1971 ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh ở Quân khu 3. 9 tháng sau ông được vinh thăng Chuẩn tướng và tiếp tục giữ chức vụ này đến ngày 3 tháng 9 năm 1972. Một năm sau Tướng Hưng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ Binh. Suốt 20 năm chiến đấu trên chiến trường miền Đông Nam Phần, Sư đoàn 5 dưới sự chỉ huy của Tướng Hưng đã tham dự nhiều cuộc hành quân quy mô, lập nhiều chiến công lớn. Vào mùa hè đỏ lửa 1972 đã ghi danh Tướng Hưng cùng những chiến tích oai hùng của Sư đoàn 5 và các đơn vị Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Biệt Cách Dù, các đơn vị tăng viện giữ vững An Lộc.
Ngày 4 tháng 4 năm 1972 trận chiến tại Bình Long mở màn, CSBV tung một trung đoàn tấn công một chi đội chiến xa tăng phái cho Trung đoàn 9 Bộ Binh rút về tăng cường cho Lộc Ninh. Ngày 5 tháng 4 năm 1972 địch đã mở màn trận tấn công bằng trận địa pháo và tung bộ binh, thiết giáp tấn công cường tập. Tuy nhiên trưa cùng ngày, CS bị đẩy lùi. Ngày 6 tháng 4 năm 1972, CS mở đợt tấn công mới với sự yểm trợ của một tiểu đoàn chiến xa T54 với khoảng 30 chiếc. Trước tình hình đó, Trung tướng Nguyễn Văn Minh Tư lệnh Quân đoàn 3 đã khởi động kế hoạch bảo vệ An Lộc. Ngày 7 tháng 4 năm 1972, Bộ Tổng tham mưu đã điều động Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tăng viện cho Sư đoàn 5 Bộ Binh. Sau hơn 2 tháng tử chiến với CSBV dưới quyền tổng chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng lực lượng VNCH đã giữ vững được An Lộc và sau đó đã khởi động các cuộc tấn công giải tỏa áp lực địch ở các khu vực phụ cận thị xã.
Trong những giờ phút căng thẳng nhất của cuộc chiến, ông đã nêu gương sáng cho các sỹ quan thuộc quyền về phong cách chỉ huy. Giữa tháng 6 năm 1972 trong một lần tác nghiệp viết bài, nhóm phóng viên từ Sài Gòn đã đến Bộ Tư lệnh Hành quân của Tướng Hưng. Qua tiếp xúc với vị Tư lệnh mặt trận An Lộc, một phóng viên đã viết: "Bước vào lối đi nhỏ hẹp, đó là con đường dẫn xuống trung tâm hành quân của Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh mặt trận Bình Long. Căn hầm tù mù, một ngọn đèn duy nhất chừng 45 nến chỉ mang lại một chút ánh sáng vàng vọt, không đọc được bức thư. Sau này, chúng tôi được biết Tướng Hưng chuẩn bị cho những ngày phong tỏa kéo dài, ông có ba máy phát điện riêng nhưng nhất quyết chỉ sử dụng một máy mà công suất chỉ đủ dùng cho hệ thống siêu tần số và các máy liên lạc, còn thừa lại là ánh điện mờ trong hầm chỉ huy.
Tướng Hưng tự hạn chế mọi tiện nghi riêng cho sự sống còn của Bình Long. Nếu không còn mạch điện cung cấp cho hệ thống liên lạc thì An Lộc sẽ thất thủ tức khắc. Ngoài căn hầm trung tâm hành quân Tướng Hưng còn lại một căn hầm nhỏ dành riêng cho ông và nơi này chỉ được thắp sáng khi cần, bằng pin và ánh đèn xe đạp. Tướng Hưng chỉ sử dụng một máy phát điện, hai máy còn lại phải phòng hờ cho trường hợp máy đang phát bị trúng đạn pháo kích. Hơn nữa mức dự trữ nhiên liệu chỉ đủ thời gian cho một tuần lễ. Theo yêu cầu của Tướng Hưng, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 có thả dù các phuy xăng nhưng trong 10 thùng khi chạm đất thì phát nổ đến 9 thùng. Có những ngày Tướng Hưng phải ra lệnh đi mót xăng từ các xe cộ nằm rải rác trong thành phố. Nhiều người đã chết trong công tác tầm thường này, nhưng chính là sự hy sinh đầy ý nghĩa cho sự đứng vững của An Lộc trong hơn 2 tháng trời khói lửa.
Trong trung tâm hành quân tù mù, Đại úy Quý, sỹ quan báo chí Sư đoàn 5 Bộ Binh, trình diện Tướng Hưng, với nụ cười hiền từ ông băt tay mọi người và khất hẹn đến sau phiên họp hành quân sẽ để phóng viên phỏng vấn. Căn hầm Tướng Hưng rất hẹp so với số người chen chúc làm việc, kích thước chỉ chừng 4 x 10m, tất cả bộ tham mưu của ông làm việc dưới này và không một ai có quân phục đàng hoàng, không mặc áo thun thì cũng mình trần. Vào buổi chiều, Tướng Hưng ra khỏi hầm để nhóm phong viên thực hiện một "show" dã chiến, anh em nhận rõ khuôn mặt gày gò rất có nét của ông. Điểm đặc biệt là làn da ông trắng xanh hơn sau hai tháng trời làm việc dưới hầm, tránh các trận pháo kích kinh hoàng mà có lúc đã lên tới 7500 trái mỗi ngày. Trong cuộc phỏng vấn, Tướng Hưng thay vì nói với mình đã chỉ đặc biệt để cao tinh thần chiến đấu của các chiến sỹ thuộc mọi quân binh chủng đã giữ vững An Lộc và tình cảnh bi đát của mấy chục ngàn đồng bào kẹt giữa vùng lửa đạn Bình Long ". (Biên soạn dựa theo tài liệu của Khối Quân Sử Phòng 5/Bộ Tổng tham mưu/Quân lực VNCH, bài viết của nhóm phóng viên chiến trường được phổ biến năm 1972, lời kể của phu nhân cố Thiếu tướng Lê Văn Hưng)
Đầu tháng 9 năm 1972, Tướng Hưng được cử giữ chức Tư lệnh Phó Quân khu 3, đặc trách chỉ huy lực lượng đặc nhiệm phản ứng cấp thời. Một năm sau ông trở lại Sư đoàn 21 Bộ Binh với chức vụ Tư lệnh Sư đoàn. Trong năm 1974, Tướng Hưng đã điều động các đơn vị trực thuộc mở những cuộc hành quân đánh bật CSBV tại chiến trường Hậu Giang. Cuối tháng 10 năm 1974 Tướng Hưng bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ Binh cho Đại tá Mạch Văn Trường, nguyên Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 8 Bộ Binh tại chiến trường An Lộc 1972, để về Cần Thơ giữ chức Tư lệnh Phó Quân đoàn 4. Tối ngày 30/4/1975 tại Văn phòng riêng ở Bộ Chỉ huy Quân đoàn 4 (đồng thời là nơi gia đình Tướng Hưng tạm cư trú) sau khi nói lời từ giã với gia định và tất cả quân sỹ bảo vệ Bộ chỉ huy ông đã quay vào văn phòng, khóa chặt cửa vả tự sát bằng súng lục. Lúc đó là 8h45' tối.
Chuẩn tướng Hưng đã thành thần đúng như dân gian thường nói về những vị dũng tướng "sinh vi tướng, tử vi thần". Ông đã sống một cuộc đời uy dũng qua nhiều giai thoại.
(Bài viết được phân tích và tồng hợp từ nhiều nguồn tài liệu)
Ozzie Nguyen
Thursday, November 6, 2014
Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam-Tư lệnh Quân đoàn IV QLVNCH
Bằng nhảy dù của Thiếu úy Nguyễn Khoa Nam cấp ngày 27 tháng 12 năm 1953 tại Bắc Việt |
Thiếu tướng Tư lệnh Nhảy Dù đang gắn huy chương cho Trung tá Nguyễn Khoa Nam Lữ đoàn trưởng LĐ3ND |
Năm 1963, ông được bổ nhiệm Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù. Năm 1964, Thiếu tá Nam được bổ nhiệm Tiểu đoàn trưởng. Một năm sau ông tiếp tục được thăng cấp Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 3 Nhảy Dù. Năm 1967, Trung tá Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 Nhảy Dù nổi tiếng với trận đánh đổi 1418, Kon Tum. Nhờ vậy đến cuối năm ông được thăng cấp Đại tá và trao tặng Đệ tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương của Chính phủ VNCH và Silver Star của Chính phủ Hoa Kỳ.
Thiếu tướng Dư Quốc Đống, Trung tá Nam và Đại tá Dickinson dang duyệt hàng quân |
Trung tá Nguyễn Khoa Nam, Lữ đoàn trưởng LĐ3ND đang hướng dẫn Thiếu tướng Tư lệnh Nhảy Dù xem các chiến lợi phẩm tịch thu được của địch vào Tết Mậu Thân 1968 |
Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư lệnh QDD4-QK4 và Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Sư đoàn 7BB |
Miền Tây chỉ thực sự biến động kể từ sáng 30 tháng 4 năm 1975 sau khi đài phát thanh Sài Gòn loan tin phổ biến lệnh "buông súng đầu hàng" của ông Dương Văn Minh, thành phố Cần Thơ bắt đầu hoảng loạn. Tại BTL Quân đoàn IV trước 10h ngày 30 tháng 4 năm 1975, Tướng Nam và Tướng Hưng vẫn tiếp tục liên lạc với các Tư lệnh Sư đoàn 7, Sư đoàn 9 và Sư đoàn 21. Các Tư lệnh Sư đoàn thuộc Quân đoàn IV vẫn quyết tâm giữ vững tinh thần tiếp tục chỉ huy. 10h30', Tướng Nam chỉ thị cho Đại tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Phong Dinh tại Trung tâm Hành quân đến để nghe Tướng Nam nói chuyện. Trong những giây phút sau cùng đó Tướng Nam vẫn giữ một nét mặt cương nghị nhưng trong ánh mắt là cả một nỗi buồn và xót xa. Ông ra lệnh cho các đơn vị trưởng được tùy nghi sắp xếp công việc còn riêng mình mặc dù có trực thăng chờ sẵn ông đã từ chối để ở lại.
Rạng sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam đã tự sát bằng một khẩu súng Colt45 bắn vào màng tang bên phải. Trên bàn giấy chiếc cặp của Thiếu tướng có một số giấy tờ và 40.000 đồng tiền Việt Nam. Ông vĩnh viễn ra đi ở tuổi 48. Bác sỹ Trung tá Hoàng Như Tùng và một số chiến hữu đã tẩm liệm và đưa thi hài Thiếu tướng an táng tại Nghĩa trang Quân đội Cần Thơ ngày 1 tháng 5 năm 1975.
Sinh thời Thiếu tướng Nam là một quân nhân thuần túy, ông không muốn chính trị, tôn giáo xen vào quân đội. Ông sống liên khiết, sốt sắng với mọi người nhưng lạnh nhạt với bà con thân thuộc. Ông sống tình cảm nhưng là tình cảm chia sẻ đồng đều cho mọi người nhất là những người nghèo khổ như gia đình binh sỹ. Thiếu tướng Nam là một người đa tài, có tài năng thiên bẩm về quân sự và cũng là một nghệ sỹ. Hồi nhỏ, ông học vẽ và tranh của ông được trưng bày ở triển lãm. Trong những năm tản cư, suốt ngày ông say mê bên khung vải, tranh vẽ đủ loại: sơn dầu, sơn bột, chì.... Ông cũng có khiếu về âm nhạc và có trình độ về ký âm. Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam thích sống cô đơn, thấm nhuần tư tưởng Khổng Giáo và Phật Giáo. Ông sống và làm việc có trách nhiệm cho đến cuối cuộc đời mình. Cuộc đời và sự nghiệp chinh chiến của Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam mãi mãi là bức tranh đẹp trong Quân sử Việt Nam, một người hùng đã dâng trọn cuộc đời mình cho cho Tổ quốc.
Ozzie Nguyen
(Tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn tư liệu)
Tự hào những lý tưởng anh hùng cho miền Nam yêu thương
Từ ngày thành lập cho tới lúc sụp đổ, Quân lực VNCH có hơn 100 vị tướng lãnh. Người có cấp bậc cao nhất trong quân đội là Cố Thống tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội VNCh. Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã có nhiều tướng lãnh tử trận như Tướng Đỗ Cao Trí, Tướng Nguyễn Viết Thanh, Tướng Nguyễn Bá Liên, Trương Quang Ân, Nguyễn Văn Hiếu. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi miền Nam sụp đổ đã có 5 vị tướng lần lượt tự sát để bảo toàn danh dự quân đội và khí tiết kẻ sỹ: Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tướng Phạm Văn Phú, Tướng Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ... Đại tá Hồ Ngọc Cần Tỉnh trưởng Chương Thiện bị CS hành quyết tại Cần Thơ ngày 1 tháng 5 năm 1975 vì không tuân lệnh buông súng đầu hàng. Phân nửa các tướng lãnh không bỏ chạy sau đó đều bị bắt đi tù tại các trại giam từ Nam ra Bắc trên 17 năm, lâu nhất là Tướng Lê Minh Đảo, Trần Quang Khôi, Đỗ Kế Giai, Lê Văn Thân và Trần Bá Di. 38 năm chìm trong vẩn đục mà bàn tay CS đã ra sực bôi xóa, tẩy rửa, 38 năm uất hận nghẹn ngào không chỉ vì phải buông súng, phải giã từ, bị đày ải rồi phải bỏ nước ra đi. Thua cuộc chỉ là từ mà bên Thắng cuộc sử dụng nhưng nếu xét về nghĩa khí dù thắng hay thua người lính vẫn cứ mãi là người lính, sống cho lý tưởng và chết cho Quốc gia, đồng bào.
Người lính miền Nam đã làm trọn vẹn điều đó. Họ đã bảo vệ đến cùng nghĩa khí và tiết tháo của mình, sống và chết cho Tổ quốc. Họ mãi là những người con Việt Nam, là con cháu Lạc Hồng, chiến đấu cho quê hương, theo lý tưởng mà họ đã chọn. Xin ghi lại đây những câu chuyện về cuộc đời họ để minh chứng cho đạo đức, nghĩa khí, niềm tự hào cho lá cờ vàng của Quân lực VNCH mãi mãi lưu danh trong dòng sử oai hùng của nước Việt.
Ozzie Nguyen
Tuesday, October 28, 2014
Nỗi lòng người lính nơi tận cùng đau thương
Thursday, July 3, 2014
Đứa bé chết trên dòng sông quê hương - Thằng bé tát dầu: kiếp người trong xã hội "Tự do"
Câu chuyện Đứa bé chết trên dòng sông quê hương được nhà văn Phan Nhật Nam sáng tác khi nghe bài hát Thằng bé tát dầu của nhạc sỹ Phan Văn Hưng. Bối cảnh Sài Gòn những năm 78-79 dường như không còn là lạ đối với hầu hết người dân Sài Gòn lúc đó. Một Sài Gòn phồn hoa đô thị, một Hòn Ngọc Viễn Đông rạng rỡ, kiêu sa đã không còn mà thay thế cho sự nghèo nàn, lạc hậu, đói rét mà tiêu biểu là những đứa trẻ lang thang cỡ nhỡ không chốn đi về. Chúng ngày ngày vớt từng ca dầu cặn để sống qua ngày, và cuộc đời chẳng có chút ánh sáng tương lai.
Lồng ghép câu chuyện cùng với giai điệu bài hát buồn thương da diết càng làm người nghe nghẹn ngào, thấm thía. Tự do-Hạnh phúc chỉ là giả tạo khi kiếp sống con người bị chà đạp đến tàn nhẫn. Cùng nghe và cảm nhận..... sự rung cảm của hai trái tim nghệ sỹ về số kiếp con người trong một xã hội "Tự do"
Ozzie Nguyen
Lồng ghép câu chuyện cùng với giai điệu bài hát buồn thương da diết càng làm người nghe nghẹn ngào, thấm thía. Tự do-Hạnh phúc chỉ là giả tạo khi kiếp sống con người bị chà đạp đến tàn nhẫn. Cùng nghe và cảm nhận..... sự rung cảm của hai trái tim nghệ sỹ về số kiếp con người trong một xã hội "Tự do"
Ozzie Nguyen
Monday, June 30, 2014
Em tôi - Phan Nhật Nam
Câu chuyện cảm động về cuộc đời của nhà văn Phan Nhật Nam, càng nghe càng thấm thía nỗi lòng của tác giả và của những con người một thời trên mảnh đất miền Nam Việt Nam
Ozzie Nguyen
Ozzie Nguyen
Subscribe to:
Posts (Atom)